Vị trí tốt nhất trồng cây Hạnh Phúc giúp gia chủ h:út t:ài lộc, may mắn quanh năm.
Bạn có biết, chỉ cần đặt cây hạnh phúc ở vị trí này sẽ giúp thu hút tài lộc, gia chủ ngày càng khấm khá.
Cây hạnh phúc là loại cây thân gỗ, có nguồn gốc từ vùng Nam Âu và Tây Á. Trong môi trường tự nhiên, loài cây này có thể cao đến 3m. Thân cây có màu nâu đen, xù xì. Lá cây có màu xanh non và đậm dần khi trưởng thành, bề mặt lá bóng loáng.
Cây hạnh phúc thường ra hoa vào mùa xuân và mùa hè, hoa có màu trắng. Sau khi ra hoa, cây sẽ ra quả hình đậu.
Du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây, cây hạnh phúc hiện được nhiều gia chủ lựa chọn để trồng trực tiếp ở sân vườn hoặc trồng trong chậu.
Ý nghĩa phong thủy cây hạnh phúc
Theo dân gian, sắc xanh đặc trưng của cây hạnh phúc thể hiện niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Đối với những ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống, loài cây này sẽ truyền đến họ một nguồn năng lượng tích cực, giúp họ vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn đang đến.
Ngoài ra, cây hạnh phúc còn biểu trưng cho sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của người sở hữu. Đồng thời, nó còn là loài cây phong thuỷ cát tường, giúp gắn kết những thành viên trong gia đình, giữ gìn hoà khí và mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn về tài lộc.
Đặc biệt hơn, thế giới còn chọn ngày 20/03 hằng nằm làm ngày Quốc Tế Hạnh Phúc với mục đích truyền tải thông điệp và năng lượng tích cực đối với mọi cá nhân, tập thể.
Vị trí trồng cây hạnh phúc
Bạn có thể đặt cây trên bàn, kệ tủ, cửa sổ hoặc sảnh đi lại, gầm cầu thang,…Những chậu hạnh phúc xanh mướt sẽ mang lại cảm giác thư thái và sảng khoái giúp chúng ta giải tỏa áp lực công việc cũng như lo âu trong cuộc sống.
Bạn cũng có thể trồng cây trước cổng, trước cửa hoặc cạnh nhà, ban công, thềm nhà… đều được.
Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Theo quan niệm về Ngũ hành của phương Đông, màu xanh đậm của cây hạnh phúc sẽ rất hợp với mệnh Kim. Đồng thời, Kim sinh Thuỷ nên loài cây này cũng rất phù hợp với người mang bản mệnh Thuỷ. Khi trồng cây trong nhà, những người mệnh này sẽ có nhiều may mắn, tài lộc, hoặc có cảm giác thư thái và động lực làm việc hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, cây hạnh phúc không kén phong thuỷ, có thể phù hợp với cả 12 con giáp. Vì vậy, dù bạn sinh năm bao nhiêu, tuổi nào hay bản mệnh gì cũng có thể trồng cây hạnh phúc trong nhà để cải thiện tinh thần và tiếp thêm vượng khí.
Cách trồng và chăm sóc
Là loại cây ưa trồng trên đất tơi xốp, đất màu mỡ nên trước khi trồng cây hạnh phúc nên trộn đất với xơ dừa, đất thịt cùng với các loại phân vô cơ để tăng chất dinh dưỡng cho cây.
Nếu trồng trực tiếp trên đất, nên đào hố rộng gấp 3 lần đường kính cây, sâu bằng chiều cao của bầu cây. Sau khi xé bọc bầu cây, đặt cây xuống hố và lấp đất lại nhưng không nên nén đất quá chật.
Còn khi trồng cây hạnh phúc trong chậu nên lưu ý chọn loại chậu có khả năng thoát nước tốt. Trước khi đặt cây vào chậu nên lót một lớp đất nền khoảng 1/3 chậu. Đặt cây vào giữa chậu rồi lấp đất lại như thông thường.
Để có một chậu cây hạnh phúc để bàn nhỏ nhắn, gia chủ có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Khi chiết cành nên chọn cành cây tươi tốt rồi khoanh vỏ đắp bầu. Lúc nào thấy cành ra rễ thì tiến hành cắt và trồng vào chậu.
Với cách trồng nào thì cũng cần phải tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây. Thường xuyên quan sát đất trồng để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Tránh để khu vực gốc cây quá khô dễ dẫn tới héo cây hoặc quá nhiều nước khiến cây bị úng.
Nếu trồng cây ngoài trời thì mỗi ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Còn nếu trồng trong chậu và đặt ở nơi thiếu sáng thì 1 tuần chỉ nên tưới nước 3 lần.
Về ánh sáng, khi trồng trong chậu không nên đặt cây hạnh phúc ở nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để kích thích cây trồng quang hợp, mỗi tuần nên cho cây phơi nắng sớm khoảng 1 giờ đồng hồ.
Trong điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C, cây hạnh phúc sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Với nhiệt độ hơn 40 độ C, cây sẽ bị mất nước và khô héo dần.