Ông bà ta bảo: Gia đình có 3 cái to suốt đời nghèo khó, con cháu mãi bần hàn, là cái gì?.
Muốn sống sung túc, trước tiên hãy thay đổi nề nếp ngay trong mái ấm của mình.
Cuộc sống là quá trình không ngừng tích lũy và học hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt đối với người nghèo, họ nhất định cần phải học cách quản lý tài sản để có thể thay đổi vận mệnh. Nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ thì cuộc sống của họ sẽ nghèo bền vững mà thôi. Những thói quen cố hữu của gia đình nghèo khó thường có 3 thứ này càng to.
Ganh ghét giữa những người thân càng ngày càng to
Người giàu có và quyền lực cũng có ngày sụp đổ vì anh em đấu đá nhau, huống chi là những người bình thường? Đáng sợ hơn nữa là nhà càng nghèo lại càng thích cãi cọ, họ có xu hướng đặt mục tiêu “làm giàu” bằng những thành viên trong nhà chứ không muốn ra ngoài kiếm tiền.
Trên thế giới này, những người gần gũi nhất với chúng ta là những người có khả năng làm tổn thương chúng ta nhiều nhất. Anh em không hòa thuận, cha mẹ con cái mâu thuẫn, không những không mang lại của cải mà còn gây ra tổn thất, ngay cả khi có một doanh nghiệp gia đình, nó cũng sẽ sớm sụp đổ và thất bại vì nội bộ bất hòa.
Cho dù bạn có học cách kiếm tiền như nào đi chăng nữa thì cũng vô ích nếu không có hậu thuẫn của một gia đình hòa thuận.
Thói quen tiêu tiền “to”: Coi tiền như rác, không biết cách quý trọng đồng tiền!
Trong xã hội, chúng ta sẽ thường bắt gặp những người tiêu tiền “như rác”, nhìn chung có hai loại người.
Một là những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành, những người này đa số là từ nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có, họ hưởng một khối lượng tài sản do cha mẹ để lại sau bao năm vất vả bươn trải. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy từ nhỏ chưa từng phải trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, do vậy họ cũng không thể hiểu được giá trị đích thực của đồng tiền, họ tiêu tiền sẽ không tính toán. Chỉ cần họ vui, hoặc cha mẹ đưa cho bao nhiêu tiền, họ sẽ tiêu hết bấy nhiêu tiền.
Hai là những người từ nhỏ đã sống trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội hiện thực. Họ trở nên ‘đua đòi’, phóng túng dục vọng bằng cách tiêu tiền hoang phí, lúc cần tiền mà hoàn cảnh không cho phép, họ thậm chí là đi theo con đường sa ngã.
Hiện nay xe ô tô là phương tiện phổ biến với nhiều gia đình, tuy nhiên có rất nhiều người tuy hoàn cảnh kinh tế không dư giả nhưng không muốn mất mặt với những người xung quanh, họ bất chấp đi vay mượn chỉ vì muốn bằng bạn, bằng bè. Kì thực, tiêu tiền kiểu như vậy quả là một áp lực to lớn.
Rất nhiều người nghèo khi họ có một số tiền nhỏ, họ không nghĩ đến tương lai, bây giờ họ bắt đầu tiêu xài hoang phí, mua sắm đủ thứ, đến khi cần tiền thì thấy túi đã cạn. Không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời không thoát khỏi cảnh túng thiếu.
Thói quen để thời gian rỗng “to”: Không biết trân trọng thời gian
Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ và không quan tâm đến thời gian. Trong khi người khác tận dụng từng chút thời gian để học tập và làm giàu cho chính mình, họ thường dùng thời gian đó để ăn uống và vui chơi. Chúng ta có thể nhận rõ rằng, những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian, họ sẽ có một trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp sáng lạn.
Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, về nhà có thể làm một số việc bán thời gian, hoặc có thể tiếp tục đọc sách hoặc làm giàu cho bản thân, họ cũng có thể tận dụng thời gian để học thêm một số kĩ năng khác nữa. Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả.