Khoai tây, cà chua, cà pháo có độc tố mà nhiều người không biết, mách bạn cách khử độc an toàn
Nhiều thực phẩm tự nhiên khi khoai tây cà chua, cà pháo có độc tố không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không hề hay biết.
Rất nhiều thực phẩm tự nhiên ăn ngon và bổ dưỡng nhưng lại có một lượng độc tố tự nhiên. Độc tố này không tốt cho sức khỏe. Các độc tốt tự nhiên trong thực phẩm nếu biết sơ chế đúng thì sẽ khử được độc còn nếu không biết xử lý chúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình.
Các thực phẩm tự nhiên có độc cần chú ý khi sơ chế như: khoai tây, cà chua, cà pháo, các loại hạt, măng, sắn...
Khử độc cho khoai tây
Khoai tây có một chất độc tự nhiên là solanine. Thế nên kinh nghiệm người xưa là gọt vỏ khoai tây rồi ngâm với nước, sau đó mới cho vào chế biến. Ngâm trong nước sẽ làm phân hủy chất độc solanine tự nhiên.
Khử độc cho cà chua
Cà chua khi còn xanh hoặc chưa chín hết thì sẽ có solanine. Bởi thế cách chú ý là không nên ăn cà chua xanh, cà chua chưa chín. Khi mua cà chua về cần để chúng chín nếu còn chưa chín đẫy thì không nên để trong tủ lạnh mà nên để ngoài không gian thoáng để chúng chín. Khi cà chua chín thì sẽ hết chất độc này.
Cà pháo
Cà pháo cũng có solanine nên khi sơ chế cà pháo cần chú ý ngâm chúng với nước trước khi dùng. Nếu để muối chua thì cần ngâm chúng với nước rồi đổ bỏ nước nhựa và để lên đủ độ chua mới ăn. Bởi nếu không lên đủ độ chua thì ngoài solanine cà pháo còn có nitrat biến thành nitrit gây độc cho cơ thể. Còn nếu nấu chín thì trước khi nấu nên luộc và đổ bỏ nước đầu tiên đi.
Khử độc các loại hạt
Các loại hạt có đặc tính nảy mầm. Thế nên tự nhiên đã tạo ra các loại hạt axit phytic để chúng kìm chế sự nảy mầm để bảo vệ hạt cho tới khi nông dân ngâm hạt giống thì chúng mới nảy mầm. Axit phytic kìm chế sự hấp thu dinh dưỡng của con người đặc biệt là sắt. Do đó khi ăn các loại hạt như hạt điều, hạt đậu, hạt gạo... đều nên ngâm trước khi chế biến. Mỗi loại hạt có một ngưỡng ngâm để nẩy mầm khác nhau. Việc ngâm các loại hạt đủ thời gian để chúng phân hủy axit phytic trong nước sẽ giúp cho bạn đảm bảo hơn về dinh dưỡng. Hơn nữa khi ăn các loại hạt hầu hết cần phải làm chín mới đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt đậu nành khi làm sữa cần nấu đủ sôi đủ chín.
Khử độc của củ sắn
Củ sắn (khoai mì) là một món ăn phổ biến và ngon dùng làm món sắn luộc sắn hấp sắn nấu xôi... Nhưng trong sắn tự nhiên có một lượng độc tố nguy hiểm cyanide có thể gây tử vong nếu ăn nhiều. Do đó khi chế biến sắn cần lột vỏ, cắt bỏ đoạn đầu củ, bỏ xơ, ngâm sắn trong nước để chúng phân hủy chất độc. Khi luộc hấp ưu tiên mở vung. Thấy củ sắn đắng thì tuyệt đối không được ăn.
Khử độc cho măng
Măng tươi cũng có chất độc tương tự như củ sắn. Do đó khi ăn măng cần phải chú ý xử lý. Ngâm măng nhiều lần trong nước hoặc nước vo gạo càng tốt rồi sau đó cần luộc măng 2-3 lần để khử được độc tố. Khi chế biến măng thì nên mở vung để chất độc bay hơi thoát ra.