Khổ nhưng nuôi 3 con thành Tiến sĩ, Thạc sĩ nước ngoài

 

Mẹ nghỉ học từ lớp 4, con là Tiến sĩ, Thạc sĩ nước ngoài 




Trong dân gian có câu: “Núi cao bởi có đất bồi”, hiểu theo nghĩa tích cực thì những thành công của thế hệ sau được đắp bồi rất nhiều từ thế hệ trước. Câu chuyện của vợ chồng chị Duy Gắn (sống tại Huế) có lẽ là một minh chứng sống động cho vế đầu của câu ca dao trên.

Chị Duy Gắn hồi nhỏ rất thích đi học, nhưng năm 11 tuổi, gia đình gặp biến cố lớn, ba qua đời đột ngột, chị phải nghỉ học để phụ mẹ nuôi các em. Chị chỉ được học đến hết lớp 4. Khi trưởng thành, chị nên duyên với chồng, anh cũng chỉ học hơn chị vài lớp, do hoàn cảnh khó khăn.

Họ là những buôn bán, lao động chân tay giản dị sống ở thành phố Huế. Động lực sống, vươn lên mạnh mẽ nhất của họ trong những tháng ngày bươn chải là mong con cái được có cái chữ, gia đình được thoát nghèo. Chị bán hàng rong, gánh chè chạy khắp thành phố còn anh đạp xích lô chở hàng.

Bỏ học từ lớp 4, người mẹ bán chè rong nuôi 3 đứa con thành Tiến sĩ, Thạc sĩ ở nước ngoài - Ảnh 1.

Gia đình chị Duy Gắn.

Vì yêu, ao ước được học nên chúng tôi gửi gắm giấc mơ đó vào những đứa con. Vì vậy dù khổ đến mấy thì vẫn cố gắng nuôi con ăn học. Hành trình nuôi con ăn học chưa bao giờ là dễ dàng, nhiều lần tưởng chừng con phải đứt gánh giữa đường, nhưng thấy tội nghiệp con nên vợ chồng tôi lại tự nhủ luôn cố gắng thêm chút nữa.", chị cho biết.

Bỏ học từ lớp 4, người mẹ bán chè rong nuôi 3 đứa con thành Tiến sĩ, Thạc sĩ ở nước ngoài - Ảnh 2.

Dù không được học nhiều, vợ chồng chị Duy Gắn luôn nỗ lực để dạy các con.

Chị Duy Gắn nhận xét, 3 người con của mình đều ngoan và chăm học, từ nhỏ đã ý thức mình là con nhà nghèo nên rất nỗ lực. Thời đại học, họ đều chủ động đi làm thêm để giảm gánh nặng cho bố mẹ. Với cả ba người, vợ chồng chị đều hỗ trợ cho con học hết bậc cử nhân. Nhưng cả ba đều không chỉ dừng lại ở đó. 

Uyên Nhi - cô con gái đã đầu tốt nghiệp Tiến sĩ ở Nhật. 

Anh Tài - con trai giữa là Trợ lý Chuyên môn (Phó Hiệu trưởng Chuyên môn) một trường phổ thông quốc tế ở Huế.

Anh Tài cũng từng là thủ khoa thạc sĩ, là học viên duy nhất của khóa bảo vệ luận văn thạc sĩ bằng tiếng Anh dưới sự hướng dẫn của giáo sư viện nghiên cứu quốc tế ở Nhật và giành học bổng đi học ở Nhật và Ý ngắn hạn. 

Nhật Anh - cô con gái út vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ ở Pháp và tiếp tục nhận học bổng để làm nghiên cứu sinh ở đây.

Người mẹ 3 con hạnh phúc tâm sự: “Vợ chồng tôi là người buôn bán, không được học hành nhiều nên cũng có nhiều hạn chế, nhưng luôn cố gắng để dạy con. Chúng tôi cũng chỉ hỗ trợ các con xong bậc cử nhân, còn lại các bạn tự xoay xở để xin học bổng nước ngoài, tự xin việc làm.

Làm cha mẹ là hành trình gian nan không ngừng nghỉ cho đến cuối đời. Tuy nhiên được làm cha mẹ cũng là một đặc ân của trời đất. Dù cũng chưa thể gọi là thành công nhưng chúng tôi rất tự hào về các con của mình.”. 

Bí quyết dạy con đáng nể, vừa “mềm” vừa “cứng”

Chị Duy Gắn khiêm tốn bảo, vợ chồng chị không có bí quyết gì cao siêu về dạy dỗ các con, chỉ có tình yêu và tình yêu. “Tôi nghĩ bất cứ ông bố bà mẹ nào đều yêu thương con theo cách riêng của họ, nhưng quan trọng nhất là cách thể hiện tình yêu với con.”. Người mẹ học chưa hết tiểu học đã có cách dạy con vừa “mềm” vừa “cứng”. 

Mềm mỏng trong tình yêu thương

Mềm, ấy là khi chị thường xuyên nói cho con biết là mẹ yêu các con rất nhiều. Chị cũng có đánh mắng khi các con hư nhưng các con vẫn rất yêu mẹ.

Chị Duy Gắn cũng cố gắng để làm bạn với con. Khi các con kể về chuyện trường lớp, về những người bạn, chị ghi nhớ hết tất các đặc điểm của các bạn con. Vậy nên khi con dẫn bạn về nhà chơi, chị dễ dàng chỉ ra từng người. Điều này khiến con chị và cả các bạn của họ thấy mẹ thật “ngầu” và cũng rất gần gũi. 

Bỏ học từ lớp 4, người mẹ bán chè rong nuôi 3 đứa con thành Tiến sĩ, Thạc sĩ ở nước ngoài - Ảnh 3.

Uyên Nhi (con gái lớn) cùng giáo sư hướng dẫn trong ngày nhận bằng tiến sĩ tại Nhật.

Chị Duy Gắn nhấn mạnh đến việc mình luôn quan tâm đến cảm xúc của con. Chị nhớ lại: “Con lớn của tôi ăn uống theo cảm xúc. Những đêm đi học thêm về muộn thì nó cũng ăn uống qua loa rồi đi ngủ vì nó buồn khi ăn một mình. Tôi thường sẽ ngồi tâm sự với con để đảm bảo nó ăn hết phần cơm. Lúc này con kể những chuyện trong ngày, nhờ vậy mà mẹ con cũng gắn kết hơn. 

Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...