Nhà đất đứng tên chung, vợ hoặc chồng mất phải chia cho những ai và điều cần biết để tránh thiệt thòi

 

Nhà đất đứng tên chung, vợ hoặc chồng mất phải chia cho những ai và điều cần biết để tránh thiệt thòi


Nhà đất đứng tên cả hai vợ chồng được xác định là tài sản chung, bởi vậy cả hai đều có quyền sở hữu như nhau. Khi vợ hoặc chồng mất thì phải chia cho những ai?

Ai sẽ được quản lý tài sản nhà đất nếu người chồng chết

+ Trường hợp 1: Đất đai là tài sản chung của vợ chồng

Nhà đất đứng tên cả hai vợ chồng được xác định là tài sản chung, bởi vậy cả hai đều có quyền sở hữu như nhau.

Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi chồng chết thì người vợ sẽ là người quản lý tài sản chung trừ trường hợp người chồng có để lại di chúc và chỉ định người khác là người quản lý phần đất đai của mình trong tài sản chung vợ chồng này.

+ Trường hợp 2: đất đai là tài sản riêng của chồng

Nếu đất đai là tài sản riêng của người chồng thì người chồng sẽ toàn quyền quyết định số tài sản này.

Khi chồng chết, theo Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015, người quản lý là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

thua-ke

Khi chồng mất tài sản chung như nhà cửa, đất đai... sẽ phân chia thừa kế ra sao?

+ Khi chồng chết không để lại di chúc:

Nếu người chồng chết không để lại di chúc chia thừa kế đất đai, thì theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 người thừa kế sẽ được chia theo các hàng thừa kế.

Cụ thể, hàng thừa kế thứ nhất: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội và ngoại của người chết; bác chú cậu cô dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội và ngoại.

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau trừ trường hợp người đó từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản.

+ Khi chồng chết có để lại di chúc:

Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nếu người chồng mất đi có để lại di chúc cho ai thì người đó được hưởng di sản thừa kế đó.

Những điều cần biết để tránh thiệt thòi khi nhận thừa kế đất đai

Khi một người qua đời, việc phân chia di sản thừa kế của họ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Việc phân chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau: Khi người chết không thể để lại di chúc; Khi người chết để lại di chúc nhưng không hợp lệ; Người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản; Một số các trường hợp khác.

Khi xảy ra các trường hợp trên, theo điều 651, Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản, quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia theo ba hàng thừa kế. Cũng căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về các hàng thừa kế sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng/văn phòng công chứng.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được xác nhận, những người thừa kế tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND quận huyện nơi có đất.

Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...