Nỗi ân hận muộn màng của cụ già 70 tuổi: Đời người có 3 việc không thể đợi, không làm hôm nay hối hận cả 1 đời
Đời người có 3 việc không làm ngay hôm nay, nhất định ta sẽ hối hận mãi về sau.
Có rất nhiều việc trong đời ngoài bản thân mình ra thì chẳng ai có thể gánh vác hay làm thay mình được. Trong số đó có những việc chúng ta có thể thong thả thực hiện, lại có những việc hệ trọng phải làm ngay lập tức không được chần chừ.
Bởi có những việc không làm ngay hôm nay, nhất định ta sẽ hối hận mãi về sau. Phải tự mình trải qua rồi mới thấm thía bài học chua xót này.
Tôi năm nay ngoài 70 tuổi, đã đi gần hết đời người và trải qua rất nhiều biến cố. Vào những ngày cuối đời, tôi vẫn canh cánh khôn nguôi 3 việc tôi đã không làm khi mình có thời gian và cơ hội. Để giờ đây, những ngày già yếu cô đơn, nỗi ân hận ấy lại trực trào quặn thắt lấy tôi mỗi ngày. Thật mong rằng các bạn trẻ ngày nay sớm nhận ra ở đời có những việc tuyệt đối không thể đợi, phải bắt tay vào lam ngay khi còn cơ hội, tránh rơi vào “vết xe đổ” như tôi.
Việc thứ nhất không thể đợi chính là báo hiếu cha mẹ
Cho đến hiện tại, tôi vẫn nhớ như in cuộc nói chuyện cuối của mình với mẹ. Ngày ấy tôi mới ra trường đi làm. Công việc vẫn bấp bênh chưa ổn định. Những ngày cuối năm mọi người đã thu xếp đồ về quê còn tôi thì vẫn mãi chưa xong việc. Phần vì nhiệm vụ, phần vì tôi muốn kiếm thêm một khoản tiền về biếu mẹ cho bà mừng.
Khi đó mẹ đã gọi điện lên kể rằng con bà Trần làm trưởng phòng bận việc mà đã xin về nhà sớm, mẹ hỏi tôi sao mãi vẫn chưa về nhà. Tôi khi đó là một nhân viên quèn, nghe vậy có chút tự ái chạnh lòng nên thay vì nhẹ nhàng giải thích thì tôi đã cáu gắt và nặng lời với mẹ.
Sau đó vì giận hờn nên tôi đã cúp máy giữa chừng và không nghe điện thoại của mẹ nữa.
Vào đêm giao thừa, tôi được thưởng một khoản tiền lớn, tôi vui mừng định đem về biếu mẹ và làm hoà với bà, nhưng tiếc là không kịp nữa rồi. Tôi mất mẹ khi chưa kịp nói lời xin lỗi, cảm ơn và nói yêu bà thật nhiều.
Giờ đây, vào những ngày già yếu lẻ bóng một mình nơi nhà vắng. Tôi mới đặt mình vào mẹ trước kia và thấu hiểu được niềm vui từ những cuộc điện thoại nhỏ, những bữa cơm quây quần có đủ cả con cháu xum vầy.
Những thứ này trước đây tôi đều cho là chuyện tầm thường, ngày lễ nghỉ dài mới sắp xếp về quê thăm mẹ một chuyến.
Ở tuổi 70, tôi nào có mong muốn con đem về thật nhiều tiền, tôi chỉ muốn lắng nghe những câu chuyện của con của cháu. Lắng nghe con chia sẻ về cuộc sống ở thành phố lạ lẫm mà tôi chưa biết đến. Dù có thể không hiểu hết những gì con kể, nhưng tôi chỉ cần biết con vẫn sống tốt là tôi đã an lòng.
Trong số ba việc tuyệt đối không thể đợi, thì việc báo hiếu đứng đầu, do đó hãy làm ngay hôm nay khi còn có thể nhé. Bởi như thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Cha Mẹ ta là Bụt đó, đừng đi tìm Bụt ở nơi nào khác. Ngày hôm nay bạn nói được câu gì, làm được cử chỉ gì để Mẹ vui, để Cha vui thì làm ngay đi, đừng để tới ngày mai, sợ rằng muộn quá”.
Việc thứ hai không thể đợi chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình
Khi có sức khỏe ta mong ước thật nhiều thứ, khi đau ốm bệnh tật, thứ duy nhất ta mong cầu chính là có thể khỏe lại.
Sức khỏe là thứ quý giá của chúng ta, có thể hiện tại khi đang trẻ trung khỏe khoắn ta không nhận thức được vốn quý này. Tuy nhiên, sau nhiều năm đánh đổi sức khỏe để kiếm tiền. Ở tuổi 70, tôi đau đớn nhận ra tôi đã mắc phải một sai lầm lớn.
Vì mải mê công việc, tôi không quan tâm tới sức khỏe của mình, ăn thực phẩm nhanh, ngủ không đủ giấc, cả ngày ngồi ì trên ghế và chẳng chịu vận động gì. Giờ ở độ tuổi ngoài 70, khi đã về hưu nghĩ rằng bản thân đã được nghỉ ngơi thì tôi lại bị bệnh tật dày vò.
Ở tuổi 70, nhìn người hàng xóm 75 tuổi vẫn đi lại phăm phăm, hàng ngày qua chào hỏi tôi sau đó đi chợ mua đồ khiến tôi phát thèm. Mỗi lần như vậy tôi đều ước “giá như” ngày trước tôi chú ý tới sức khỏe của mình hơn, “giá như” tôi tập thể dục nhiều hơn có lẽ tôi đã không phải ngày ngày nằm trên giường bệnh, ân hận về việc bản thân không giữ gìn sức khỏe.
Việc thứ ba chính là trân trọng thời gian bên người thân yêu
Vòng xoay tiền bạc, lợi danh cuốn tôi đi nhanh như một cơn lốc. Chỉ nhớ khi tôi giật mình nhìn lại, tôi đã thấy con mình học cấp hai. Suốt những ngày tháng tuổi thơ của con, tôi vô tình bỏ quên mất vì những chuyến công tác xa nhà dài ngày.
Cho tới hiện tại, tôi vẫn thấy vô cùng ân hận và hổ thẹn vì đã là người “đứng bên lề” tuổi thơ của con. Những bước đi đầu tiên của con, những điểm 9 điểm 10 mà tôi bỏ lỡ hay những cuộc họp phụ huynh khen thưởng cuối năm học luôn là thứ mà tôi không thể chứng kiến.
Ai đó từng nói rằng, tiền bạc có thể kiếm lại được, nhưng tuổi thơ của một đứa trẻ như ngày sinh nhật con tròn 1 tuổi, hay ngày đầu tiên con nhập học là những thứ một khi trôi qua thì sẽ không bao giờ quay lại.
Cho tới những ngày cuối đời, đây vẫn chính là điều khiến tôi luôn canh cánh trong lòng thấy hổ thẹn nhất với con. Dù sau đó tôi đã kịp thời nhận ra và bù đắp, nhưng giữa tôi và con luôn có một khoảng trống vô hình nào đó rất khó bước qua.
Chính vì vậy, cho dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh, hãy nhớ luôn dành thời gian, dõi theo và đồng hành cùng những người thân yêu của mình. Hãy nói yêu con và hãy trao những lời khen ngợi ngay hôm nay, và món quà sinh nhật năm con 6 tuổi đừng đợi đến khi 9 tuổi mới trao quà.
Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Canada, Gilbert Parker từng nói: “Trên thế giới này không có nơi trú ẩn để trốn chạy khỏi ký ức và sự ân hận” , thật mong rằng, những người trẻ sớm nhận ra được những điều quan trọng này.