Tôi chăm mẹ chồng nhiều năm nhưng lại không chăm được mẹ mình, nghe mẹ nói tôi bật khóc, tôi làm gì mới đúng?

 

Tôi chăm mẹ chồng nhiều năm nhưng lại không chăm được mẹ mình, nghe mẹ nói tôi bật khóc, tôi làm gì mới đúng?





Hai năm đầu khi kết hôn, tôi không sống cùng mẹ chồng. Bà ở quê còn vợ chồng tôi ở phố. Bố chồng tôi mất sau khi tôi về làm dâu 1 năm. Chúng tôi từng muốn đón bà lên ở cùng nhưng bà từ chối. Bà nói thích sống ở quê có họ hàng thân thuộc. Mùa hè năm đó chúng tôi gửi con về cho bà trông. Một chiều chúng tôi nhận được điện thoại của họ hàng báo tin mẹ chồng tai biến ngay ở đường khi dắt con tôi đi chơi. Cũng may có người thấy nên đưa đi cấp cứu, bà qua cửa tử nhưng lại bị liệt nửa người. Cuộc sống của tôi thay đổi từ đó.

Không lỡ thuê người chăm sóc mẹ, chúng tôi đón bà lên ở cùng. Và tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc bà vì chồng tôi công việc tốt hơn, kiếm tiền tốt hơn bận rộn hơn. Buổi tối và cuối tuần khi rảnh thì anh chăm bà. Chăm một người liệt gần như lúc nào cũng phải ở bên cạnh. Nên tôi nghỉ việc và làm việc tự do online tại nhà, thu nhập đủ chi tiêu gia đình, còn những chi phí lớn khác chồng lo.

me-va-con-gai

Việc chăm một người ốm liệt không dễ dàng gì nhất là khoảng thời gian đó triền miên và đó lại là mẹ chồng. Ngay cả nếu đó là mẹ đẻ có lẽ cũng có lúc thấy mệt. Nhưng tôi vẫn cố gắng vì mẹ tôi liệt nhưng đầu óc còn tỉnh. Bà hiểu cảnh của mình làm khó con nên tôi biết bà cũng rất chịu đựng những cơn khó chịu và không đòi hỏi. Thời gian cứ thế trôi đi 5 năm, mẹ chồng tôi gắn bó với giường thì tôi gắn bó với công việc tại nhà. Chồng tôi cũng rất chăm chỉ làm ăn và gặp thuận lợi. Có lúc chúng tôi thuê y tá về hỗ trợ để xử lý vài tình huống do mẹ nằm lâu. Nhưng về cơ bản vẫn là tôi chăm sóc bên cạnh bà.

Cuộc sống cũng không dễ dàng gì trong hoàn cảnh ấy nhưng với gia đình tôi cũng không có chuyện gì bất ổn to tát. Mẹ chồng tôi chịu đựng vì thấy áy náy làm khổ con, chồng tôi cố gắng bù đắp cho vợ vì biết vợ chăm mẹ mình, tôi cũng cố gắng vượt qua cảm giác chán nản vì cũng không biết nên làm thế nào cho trọn đạo hiếu, đôi lúc thấy đó chỉ là trách nhiệm nhưng đôi lúc cũng nghĩ đó là cách tốt nhất để giữ gìn một gia đình phúc đức, để phúc cho con.

Nhưng cảm xúc của tôi bắt đầu rối bời thì mẹ đẻ của tôi đổ bệnh. Mẹ tôi không bị liệt nhưng bà yếu đi lại chậm chạp phải có người nâng giấc, không thì mẹ sẽ lê lết mông bò vào nhà vệ sinh. Chúng tôi có hai chị em, em trai tôi có vợ và ở cùng mẹ. Bố tôi chỉ tự lo được cho bản thân cũng không đủ sức dìu dắt nâng đỡ mẹ tôi hàng ngày, chỉ có thể bưng cơm cháo cho bà. Lúc đó tôi khao khát chăm sóc mẹ mình. Nhiều năm chăm mẹ chồng tôi lại càng muốn chăm mẹ mình. Nhưng… thật khó. Không lẽ tôi thuê người chăm mẹ chồng, để về chăm mẹ đẻ. Hơn nữa còn chồng con tôi, tôi cũng không thể phân thân ở hai nơi. Nhà mẹ đẻ cách nhà tôi hơn chục cây số.

me-chong-nang-dau

Vợ chồng em trai tôi là công nhân, thu nhập không nhiều cũng không thể thuê được người chăm sóc chu đáo cho mẹ tôi. Hai vợ chồng em trai xin làm ca lệch nhau để hỗ trợ chăm mẹ tôi tốt hơn. Nhìn cảnh mẹ tôi lết vào nhà vệ sinh, tôi bật khóc nức nở vì cảm thấy thương mẹ mà không biết làm sao. Không lẽ đón hai mẹ về cùng một nhà để tôi chăm cả hai. Mẹ tôi tất nhiên không chịu. Đôi lần tranh thủ cuối tuần chồng ở nhà chăm mẹ chồng thì tôi ghé qua với mẹ đẻ, có lần tình cờ thấy vợ chồng em trai cãi nhau rồi nói lời không hay lắm về mẹ, tôi lại càng xót xa. Nhưng những lời em dâu nói tôi hiểu, cũng không phải đã quá quắt và vì tôi cũng từng chăm mẹ chồng, tôi biết mệt như thế nào. Tôi không dám trách em chỉ biết ngậm ngùi, tủi thân vì mình là chị cả không chăm được mẹ.

Có lẽ mẹ hiểu lòng tôi, mẹ nói: Mẹ sinh ra con nhưng con đi lấy chồng, hưởng phước nhà chồng. Con chăm bà ấy tốt là phước của bà ấy, bà ấy đủ phước đức. Nếu con chăm bà ấy đủ tốt thì đó là phước của bà ấy được hưởng và cũng là phước của con và con con sau này. Nên dù thế nào mẹ cũng mong con đủ tốt với mẹ chồng mình. Đừng so sánh, đừng tủi thân mà mất phúc. Tôi cũng chỉ biết khóc suốt đoạn đường về.

Một lần chồng tôi tới thăm, mẹ tôi nói: Mẹ mong nó chăm sóc mẹ con tốt thì con cũng đối đãi với vợ con thật tốt. Mẹ không ghen tị gì cả.

Có lần tôi nấu cơm, chợt nghe được chồng tôi gọi điện cho hai bà nói chuyện với nhau. Mẹ chồng tôi khóc, giọng bà nói không được rõ, nên rất chậm mới nghe được. Bà nói: “Tôi làm khổ các con. Tôi biết ơn bà đã sinh ra con bé cho tôi”. Cuối tuần nào mẹ chồng tôi cũng nhắc tôi mang cháu về ngoại. Thỉnh thoảng chồng tôi đi công tác, bà lại bảo tôi gọi cô y tá tới. Bà nói “Mẹ làm khổ các con, nhưng tiền nó có thể kiếm được còn tình nghĩa thì không. Con tranh thủ về bên ngoại đi. Mẹ không bù đắp được cho con, chỉ mong con trai mẹ sẽ cả đời bù đắp cho con, và mẹ biết ơn bố mẹ con. Phúc đức tại mẫu”. Những lúc như thế tôi không biết nên làm thế nào cho trọn vẹn.

Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...